DCN SÀI GÒN – SỨ MỆNH VÀ TẦM NHÌN

* Triết lý kinh doanh: ” Khách hàng là thượng đế; Đối tác là trường tồn; Con người là nguồn cội; Chất lượng là vĩnh cửu ”.
 * Quan điểm phát triển: ” Đổi mới để tồn tại và phát triển; Kinh doanh theo định hướng khách hàng; Cải cách để bền vững; Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh, Sáng tạo là sức sống”.
* Phương châm hành động:” Truyền thống – Đoàn kết – Trung thực – Kỷ luật – Quyết đoán – Nhanh chóng – Chính xác -Triệt để – Chấp nhận gian khổ, Quyết tâm vượt khó khăn, Gắn bó máu thịt”.
———————————-

DCN & CÂU CHUYỆN … “ CÁ CHÉP VƯỢT VŨ MÔN HÓA RỒNG”:

” Mồng bẩy cá đi ăn thề !

Mồng tám cá về – cá vượt Vũ Môn”.
            – Huyền thoại xưa ở Á Châu có kể rằng, khi trời đất mới hình thành, chính Trời đã làm ra mưa gió, nước từ mưa gió, sông, biển, và những sinh vật sống trong nước được Trời tạo ra đầu tiên, đó chính là nguồn phát sinh ra mọi thứ. Sau vì bận bịu tạo ra người và vạn vật nên Trời không làm mưa gió nữa, mà sai rồng là con vật ở cõi trời, bay lượn ở trên không và phun nước xuống trần gian làm ra mưa. Nhưng vì số Rồng trên trời ít, không đủ làm mưa cho đều khắp mọi nơi, Trời mới đặt ra một kỳ thi kén chọn các con vật lên làm rồng, gọi là “thi Rồng”.
            – Khi chiếu Trời ban xuống, vua Thuỷ Tề loan báo cho tất cả các cư dân dưới nước tham gia vào cuộc thi. Cuộc thi có ba kì, mỗi kì vượt qua một đợt sóng. Con vật nào đủ sức, đủ tài, vượt được cả ba đợt thì mới được hóa Rồng. Trong một tháng trời, đại diện của bao nhiêu loài thuỷ tộc đến thi đều bị loại cả vì không con nào vượt được cả ba đợt sóng… Sau có cá Rô nhảy qua được một đợt nhưng cũng bị rơi ngay nên vẩy và xương ngạnh cứng lại, đanh sắc … Rồi đến Tôm nhảy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi, đã gần hoá Rồng, nhưng đến lượt thứ ba đuối sức ngã bổ xuống mà lưng đã còng lại… Đến lượt con cá Chép vào thi, con cá này bản chất của nó đã là quý hiếm khôn lanh và trong miệng nó có “ngậm một viên ngọc”. Thần gió thấy lạ bay đến để xem, gió, mây ào ạt kéo đến, sấm sét ầm trời, và những đợt sóng cao trổi dậy… Cá chép chờ đợi đợt sóng cao đưa lên, vượt luôn một lần qua ba đợt sóng đến cửa Vũ Long Môn cá khôn lanh nhả viên ngọc ra …và được vượt qua để lọt vào cửa Vũ môn – Cá Chép đỗ !! Vẩy, đuôi, râu, sừng mọc đủ, vóc dáng thật oai linh, thật đúng là thần Rồng. Cá chép hoá Rồng phun nước làm gió táp, mưa sa, muôn loài sung sướng. Sự sống đã hồi sinh…  
            – Cá chép hóa rồng vì vậy biểu trưng cho sự thông minh, can đảm, may mắn, trót lọt, thành công, chiến thắng! Cả bầy cá chép con nào cũng muốn vượt qua Vũ Long Môn, bởi chúng biết hễ vượt qua được cửa đó, chúng sẽ từ những con cá chép tầm thường trở thành con rồng siêu phàm, thoát tục… và biến thành Rồng thiêng, được sống đời đời.
————————————————————————-